Theo thống kê hiện nay, có khoảng 20% bệnh nhân tai biến mạch máu não tử vong trong vòng 1 tháng, 5-10% trong vòng 1 năm, 20-30% có thể tự đi lại; 20-25% cần sự hỗ trợ của người khác, 15-25% bị liệt và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Hỗ trợ điều trị sau các cơn đột quỵ bằng phương pháp vật lý trị liệu là cách đơn giản giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động do di chứng của bệnh để lại.
Các nội dung chính
- 1 Việc hổ trợ điều trị bằng vật lý trị liệu sau tai biến là vô cùng cần thiết để tránh các di chứng nặng hơn. Việc phục hồi của các bệnh nhân phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, mức độ bị liệt, sức khỏe của bệnh nhân. Và một điều quan trọng nữa đó là ý chí của bệnh nhân quyết tâm, kiên trì tập luyện để chống chọi với bệnh tật. Đối với trường hợp liệt nửa người phải chăm sóc cẩn thận để tránh biến chứng.
- 2 Các dòng xe đạp tập vật lý trị liệu ưu tiên lựa chọn như sau:
Việc hổ trợ điều trị bằng vật lý trị liệu sau tai biến là vô cùng cần thiết để tránh các di chứng nặng hơn. Việc phục hồi của các bệnh nhân phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, mức độ bị liệt, sức khỏe của bệnh nhân. Và một điều quan trọng nữa đó là ý chí của bệnh nhân quyết tâm, kiên trì tập luyện để chống chọi với bệnh tật. Đối với trường hợp liệt nửa người phải chăm sóc cẩn thận để tránh biến chứng.
Trong bài viết này chúng tôi chỉ chia sẻ về vấn đề phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu qua từng giai đoạn cho người bệnh. Lúc đó bạn sẽ biết quyết định nên sử dụng xe đạp tập phục hồi chức năng hay không và vào lúc nào.
Giai đoạn đầu
Người nhà hoặc điều trị viên nên giúp người bệnh vận động nhẹ chân, tay, toàn thân để tránh co rút các cơ. Với các bài như co duỗi tay, tập nghiêng người sang trái, sang phải, nâng chân, nâng tay, xoa bóp các nhóm cơ.
Tập vận động cơ vai, cơ tay nên dùng phương pháp sau: Cài các ngón tay người bệnh vào nhau, sau đó đưa từ từ lên trước đầu. Sau đó đưa xuống dưới người, cố gắng đưa lên vị trí cao nhất.
Nếu bệnh nhân đã khá hơn, thì nên để bệnh nhân tập các bài tự nâng hông, đưa hai tay lên trên đầu.
Giai đoạn đầu nên có sự chăm sóc thường xuyên của người nhà hoặc bác sĩ phục hồi để giúp các nhóm cơ hồi phục nhanh hơn.
Ở giai đoạn sau khi bệnh nhân đã có thể tự tập chủ động, các bác sỹ và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút, có thể cho tập đi từng đoạn ngắn dưới nạng hoặc được người trợ giúp, tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau,… Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi ngay lập tức cho bệnh nhân tập kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với mức độ khó tăng dần, khoảng 20 giờ mỗi tuần.
Giai đoạn cuối
Là lúc bệnh nhân có thể tự đi lại được chút ít nhưng còn yếu. Chân tay vẫn còn run, chưa thể phục hồi hoàn toàn. Lúc này nên cho người bệnh tập thêm với xe đạp tập phục hồi chức năng.
Các dòng xe đạp tập vật lý trị liệu ưu tiên lựa chọn như sau:
- Có yên tựa chắc chắn
- Có thể tập luyện cả tay và chân
- Có thể điều chỉnh mức kháng lực đạp nặng nhẹ
Một số mẫu phù hợp như: K8602R, YK-5818R hay Royal 561D
>>>>> Xem thêm: 10 mẫu xe đạp tập phục hồi chức năng tốt nhất 2019
Cách tập luyện như sau:
Giai đoạn đầu nên cho tập luyện ở mức nhẹ nhàng nhất tập đến khi nào người bệnh cảm giác mệt thì nghỉ ngơi 2-5 phút rồi tập tiếp. Khi tập nên có người trông coi để đảm bảo an toàn. Giai đoạn này giúp cơ giãn cơ và các khớp giúp các cơ quen hơn với áp lực.
Giai đoạn tiếp theo, khi bệnh nhân đã quen với mức nhẹ nhất lúc đó nên bắt đầu tăng mức kháng lực lên từ từ. Thường xe đạp tập thể dục có 8 mức kháng lực thì nên để tối đa mức 5-6, thỉnh thoảng mức 8 để đạp cố gắng một vài vòng để gia tăng sức chịu đựng.
Với bài tập như thế, thông thường trong vòng 3 tháng người bệnh sẽ phục hồi rất nhanh. Việc phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào ý chí rèn luyện của người bệnh. Người thân nên tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh có những ngày tập luyện hiệu quả.
Nguồn: Sportonline.vn
Sport Online là kênh bán hàng thể thao uy tín trên toàn quốc. Ngoài ra chúng tôi còn chia sẻ nhiều kiến thức hữu ích về thể thao và sức khỏe đến với khách hàng của mình.
8 Bình luận
Tôi muốn nói rằng bài viết này thật tuyệt vời, được viết tuyệt vời và bao gồm tất cả những điều thông tin quan trọng. Tôi muốn xem các bài đăng khác như thế này.
Bố của mình bị tai biến bị yếu chức năng vận động, nhưng nay đã cử động và ngồi dậy được. Shop có thể tư vấn cho tôi các mẫu xe đạp phù hợp cho cụ không ạ? Liên hệ cho tôi theo số: 09732292xx
Mình bị liệt 2 chân và giờ đang phải ngồi xe lăn và ghế tựa. Ad cho hỏi mình nên tập xe đạp nào phù hợp với tình trạng của mình để cải thiện phần chân?
Chào bạn Khoa, trước hết Sport Online rất cảm thông về bệnh tình của bạn. Nếu tình trạng của bạn như vậy thì mẫu xe đạp WE3 chạy bằng điện sẽ phù hợp nhất với bạn. Xe này tự động chuyển chộng sẽ giúp chân của mình chuyển động theo, giúp các khớp chân được vận động tốt hơn. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây nhé: https://sportonline.vn/xe-dap-dien-phuc-hoi-chuc-nang-we3/
Mình cần tư vấn mua xe đạp tập cho người tai biến bị liệt than dưới với ạ? Liên hệ Thảo 09157125xx
Bố mình bị tai nạn. Nay chân yếu đi lại khó thì xe loại nào là phù hợp vậy shop???
Chào bạn, nếu mà yếu vân có thể tự đạp thì bạn có thể tham khảo các mẫu xe có yên tựa bạn nhé. Còn nếu mà quá yếu không đạp được xe thì có mẫu WE3 và Dual Ebike bạn nhé
Đây là lần đầu tôi đến đây đấy. Tôi đã xem qua bảng này và tôi thấy nó thực sự hữu ích và nó đã giúp tôi rất nhiều.
Tôi hy vọng sẽ trình bày một điều một lần nữa và giúp đỡ những người khác như bạn đã hỗ trợ tôi.